Ngành Địa kỹ thuật xây dựng

28/07/2022

Tên ngành: ĐỊA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Mã xét tuyển đại học chính quy: 7580211

Tổ hợp môn xét tuyển: : Toán - Lý - Hóa; Toán - Anh - Vật lý; Toán - Văn - Địa lý; Toán - Văn - Anh

  1. Giới thiệu về ngành Địa kỹ thuật xây dựng

Địa kỹ thuật xây dựng là ngành khoa học độc lập thuộc lĩnh vực xây dựng, giải quyết các vấn đề liên quan đến khảo sát, thiết kế, thi công, tư vấn, giám sát và kiểm định nền móng công trình; các giải pháp kỹ thuật phòng ngừa, khắc phục, giảm thiểu các tai biến địa chất đối với các hoạt động kinh tế công trình.

Các công việc của kỹ sư Địa kỹ thuật xây dựng:

  1. Thực hiện các công tác khảo sát địa chất công trình - địa kỹ thuật cho các công trình xây dựng dân dụng - công nghiệp, thủy lợi, sân bay, bến cảng, ngầm, khai thác mỏ và các công trình quân sự;
  2. Thiết kế và thi công nền móng các công trình xây dựng, các giải pháp địa kỹ thuật, cải tạo và xử lý nền đất yếu;
  3. Khảo sát và thiết kế các giải pháp phòng chống tai biến địa chất (trượt lở, lũ quét, xói lở,… );
  4. Thiết kế và tổ chức quan trắc địa kỹ thuật các công trình xây dựng như công trình ngầm, cầu, cảng, hầm đô thị…;
  5. Đánh giá tác động môi trường, phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường bền vững;
  6. Tư vấn, giám sát, kiểm định chất lượng công trình xây dựng;

Ngành Địa kỹ thuật xây dựng tại trường Đại học Mỏ - Địa chất trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản của ngành xây dựng, kỹ thuật địa chất, địa chất công trình và các ngành liên quan khác, các kiến thức chuyên sâu của ngành Địa kỹ thuật xây dựng để có thể thực hiện các công việc chuyên môn sâu cũng như các công việc mang tính chất liên ngành trong môi trường làm việc năng động, sáng tạo trong nước và quốc tế. Ngoài ra, kỹ sư Địa kỹ thuật xây dựng còn được trang bị kỹ năng, năng lực nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ 4.0, sử dụng thành thạo ngoại ngữ để có thể làm việc trong các môi trường năng động, giao tiếp tự tin, du học và khả năng làm việc nhóm phục vụ công tác chuyên môn và tham gia các dự án quốc tế.

 

 

2. Cơ hội việc làm Ngành Địa kỹ thuật Xây dựng

Ngành Địa kỹ thuật xây dựng thuộc nhóm ngành xây dựng là 01 trong 05 nhóm ngành tạo ra nhiều việc làm nhất và đang thiếu nhân lực. Sinh viên tốt nghiệp ngành Địa kỹ thuật xây dựng học xong sẽ có cơ hội làm việc tại:

+ Các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng; các sở xây dựng, giao thông, thủy lợi,… 

+ Các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, ngầm đô thị,…

+ Các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và Cao đẳng

+ Các Tập đoàn, công ty đa Quốc gia về lĩnh vực nghiên cứu địa kỹ thuật xây dựng, địa chất, giao thông, thủy lợi.

+ Tự thành lập doanh nghiệp

3.Điều kiện học tập và chính sách hỗ trợ sinh viên

+ Được học tập trong môi trường thân thiện; thư viện, phòng học và phòng thí nghiệm hiện đại với mức học phí thấp;

+ Được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có trình độ cao.

+ Được nhận tài trợ học bổng khi điểm thi đầu vào cao hoặc có thành tích học tấp tốt.

+ Được đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp ra trường cũng như giới tiệu việc làm part – time trong thời gian học tập.

+ Được hưởng các chế độ học bổng, miễn giảm học phí theo quy định của Nhà trường

  1. + Được giới thiệu học tập sau đại học tại nước ngoài

4. Thời gian đào tạo và mức học phí

Thời gian đào tạo: 4.5 năm, tổng số: 157 tín chỉ,

Mức học phí : 445.100 đồng/tín chỉ

 

 

Liên hệ:

Bộ môn Địa chất công trình, Tầng 4 - Nhà C, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, số 18 phố Viên - Đức Thắng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Hotline TVTS: 0982 455 486 hoặc 0974 952 352

https://www.facebook.com/diakythuathumg