Mã xét tuyển đại học chính quy: 785.01.96
Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A04, C04, D10
1. Ngành học gì?
Cung cấp các kiến thức cơ bản, cơ sở, toàn diện về ngành Quản lý tài nguyên khoáng sản, hệ thống pháp luật và chính sách về địa chất - khoàng sản, môi trường; điều tra cơ bản phục vụ quản lý nhà nước về hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm vì mục tiêu phát triển bền vững.
- Có nhiều môn học được đi thực tế, dã ngoại, học tập ngoài trời tại các địa điểm có nhiều loại hình tài nguyên khoáng sản, đồng thời có cơ hội tham quan, trải nghiệm hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tại các đơn vị sự nghiệp, tham quan các tài nguyên di sản địa chất gắn với hoạt động khai thác mỏ (Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, Hải Dương và Quảng Ninh...).
- Được thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan đến quản lý tài nguyên khoáng sản ngay từ khi chuyển sang học các môn chuyên sâu (cơ sở ngành và chuyên ngành). Các môn học liên quan thực tế được phân bổ đồng đều trong các năm học từ thực tập về quy hoạch tài nguyên khoáng sản, Quản lý Tài nguyên khoáng sản, các phương pháp điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản, thực tập về công tác quản lý tại các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
- Cơ hội tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu với các thầy cô về phát triển, tư vấn, quản trị và sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực rộng của ngành Quản lý Tài nguyên khoáng sản, áp dụng kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm tích lũy kết hợp công nghệ hiện đại để có đủ điều kiện hoạt động các lĩnh vực thương mại, buôn bán, xuất nhập khẩu khoáng sản.
- Chương trình đào tạo được thiết kế giúp SV nắm được và thành thạo những công cụ trong quản lý tài nguyên khoáng sản như: Luật Địa chất - Khoáng sản và các chính sách về môi trường; Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về môi trường liên quan đến hoạt động địa chất, khoáng sản của Việt Nam.
- Kỹ năng máy tính: Mô hình hóa các quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, bản đồ, GIS, viễn thám, các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu địa chất, khoáng sản.
- Kỹ năng quản lý, khả năng phân tích bản đồ, biểu đồ, xây dựng các công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác quản lý.
2. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên khoáng sản có đủ năng lực để đảm nhiệm công việc trong các lĩnh vực liên quan tới quản lý tài nguyên khoáng và công nghệ khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản với vai trò là:
• Tư vấn, thiết kế giám sát trong các dự án tìm kiếm, thăm dò khoáng sản;
• Tư vấn, thiết kế, giám sát và quản trị các quá trình thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
• Chuyên gia thẩm định các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
• Kinh doanh các loại khoáng sản;
• Nhà nghiên cứu về Quản lý Tài nguyên khoáng sản;
• Giảng viên ngành Quản lý Tài nguyên khoáng sản.
Cử nhân tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên khoáng sản có thể làm việc tại các đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành liên quan:
• Bộ Khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và công nghệ cấp tỉnh, phòng Khoa học và công nghệ cấp huyện;
• Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện;
• Bộ Công thương, Sở Công thương;
• Cục Địa chất Việt Nam;
• Cục Khoáng sản Việt Nam;
• Viện Địa chất (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam);
• Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản;
• Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam;
• Các doanh nghiệp tư vấn thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; kinh doanh khoáng sản trong và ngoài nước;
• Các đơn vị có chức năng thẩm định các dự án đầu tư thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản, ...
3. Điều kiện học tập và chính sách hỗ trợ sinh viên
* Điều kiện học tập:
- Đội ngũ giảng viên (GS, PGS, TS, ThS) giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và tận tâm. Chương trình học hiện đại, được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa lý thuyết chuyên sâu và thực hành thực tiễn, giúp sinh viên nắm vững kiến thức địa chất, khai thác và quản lý khoáng sản.
- Cơ sở phục vụ giảng dạy, học tập, sinh hoạt, làm việc với gần tổng diện tích 63.047 m2 bao gồm: 148 giảng đường /phòng học, 11 phòng máy tính, 02 phòng học ngoại ngữ có tổng diện tích 21.008m2; 36 phòng thí nghiệm/ xưởng thực hành với diện tích 5.000m2; 13 phòng trong tổ hợp thư viện với diện tích 1500m2 (trong đó diện tích phòng đọc: 500m2); 276 phòng ký túc xá sinh viên với diện tích 15.972m2; 120 phòng quản lý hành chính, phòng làm việc với diện tích 8.846m2; hội trường có 03 phòng với diện tích 1.300m2, sân vận động gần 4.000m2; 05 khu thực tập ngoài trời với diện tích 22.000m2. Ngoài ra, Nhà trường còn có cơ sở thực tập ngoài trường ở Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Hải Dương, cơ sở thí nghiệm phục vụ đào tạo ở Vũng Tàu, Quảng Ninh.
Trung tâm Thông tin - Thư viện có tổng số đầu sách là 4.542 đầu tài liệu (14.786 cuốn sách), tổng số đầu sách gắn với các ngành đào tạo có cấp bằng của Nhà trường là 3.407 đầu tài liệu (11.093 cuốn sách), trên 3.500 luận án, luận văn và hơn 200 tạp chí, 600 sách, giáo trình điện tử với diện tích 1.500m2, 13 phòng chuyên dùng với đầy đủ trang thiết bị tiên tiến, hiện đại. Ngoài ra, Trung tâm còn bố trí 230 chỗ ngồi, 42 máy tính phục vụ tra cứu có kết nối internet.
* Chính sách hỗ trợ Sinh viên:
- Tư vấn SV tham gia các khóa học ngắn hạn, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn và lấy các loại chứng chỉ hữu ích: Chủ nhiệm đề án thăm dò, giám đốc điều hành mỏ,…
- Môi trường học tập chuyên nghiệp, đội ngũ giảng viên trẻ, năng động, giảng viên có chuyên môn sâu, tâm huyết. Trong quá trình học SV được tham gia nhiều hoạt động của sinh viên, của CLB Địa chất, CLB ... giúp SV không chỉ được học mà còn được rèn thêm nhiều kỹ năng sống.
- Cơ hội tốt nghiệp sớm, linh động trong việc lựa chọn chương trình học dưới sự tham vấn của cố vấn học tập. Với SV có học lực khá có thể lựa chọn học song bằng (bằng 2), với các chuyên ngành liên quan đến địa chất, thăm dò khoáng sản.
4. Thời gian đào tạo và mức học phí
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức toàn khoá: 129 tín chỉ (không kể Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)
Mức học phí:
Mức học phí (hệ đại học) tính theo tín chỉ là: 445.100 đồng/tín chỉ (Trung bình 1 học kỳ là 6 triệu; 1 năm khoảng 12 triệu đồng)
5. Cơ hội học bổng và mức lương sau khi ra trường
- Mỗi học kỳ, dựa trên kết quả học tập Nhà trường liên tục cấp các suất học bổng khuyến khích học tập cụ thể như sau:
• Mức học bổng loại 1 = 130% mức học phí sinh viên phải đóng trong học kỳ đó.
• Mức học bổng loại 2 = 100% mức học phí sinh viên phải đóng trong học kỳ đó.
- Quỹ học bổng của trường: 20 tỷ đồng/năm. Các học bổng từ tổ chức, cơ quan khác: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, các đơn vị quản ly Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
- Cam kết hỗ trợ giới thiệu việc làm sau khi ra trường đối với SV có học lực khá trở lên. Hàng năm có nhiều đơn vị tuyển dụng liên hệ với Khoa để xin Sinh viên.
- Cơ hội giành học bổng sau đại học, du học nước ngoài rộng mở, dựa trên các mối quan hệ của Khoa với các đối tác nước ngoài.
- Mức lương sau ra trường:
• Sinh viên mới ra trường: 7-10 triệu VNĐ/ tháng
• 2-3 năm kinh nghiệm: 12-15 triệu VNĐ/tháng
• 4-5 năm kinh nghiệm: trên 18-20 triệu VNĐ/tháng
Liên hệ:
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất; nhà C12 tầng khu A Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
Địa chỉ: Số 18 Phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0988 031 768
Email: bmthamdo@gmail.com
Website: https://geo.humg.edu.vn